Khi cần sửa chữa, bạn cũng có thể tự mình thực hiện mà không cần phải gọi đến thợ nếu như bạn đã đọc bài tư vấn dưới đây của dienlanhbk.vn.
Công việc sửa chữa sẽ trở nên phức tạp hơn nếu đèn trong tủ vẫn sáng nhưng tủ lạnh không chạy.
Điều đầu tiên bạn cần làm khi gặp hiện tượng này là làm sạch những cuộn dây dàn ngưng ở phía sau hoặc dưới tủ lạnh. Nếu vẫn không thấy tủ lạnh hoạt động thì lúc này bạn cần phải gọi thợ bởi vì vấn đề có thể là do hỏng hóc ở rơ-le máy nén, bộ đếm thời gian rã đông, máy nén hoặc bộ điều chỉnh nhiệt độ. Tất cả những lỗi đó phải để lại cho thợ xử lý.
Cửa tủ lạnh phải được đóng kín để giữ nhiệt độ thích hợp nhằm chống hư hại thực phẩm bên trong. Ở xung quanh cánh cửa có một đường viền cao su giúp cửa đóng chặt ngăn không cho nhiệt độ trong tủ thoát ra, ta gọi đường viền đó là miếng đệm bít. Nếu miếng đệm bít này không chặt thì bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm (do bị hư hỏng).
Cho nên, bạn hãy tạo một thói quen thường xuyên kiểm tra lực hút của miếng đệm bít này với tủ lạnh. Cách tốt để kiểm tra là kẹp một tờ tiền giữa cánh cửa và tủ lạnh và đóng cửa lại. Giờ thì cố gắng kéo tờ tiền đó ra. Nếu cảm thấy nó lỏng lẻo dễ ra, thì đó là dấu hiệu miếng đệm bít bị hỏng. Chúng ta nên thay miếng đệm bít mới nếu gặp trường hợp này.
Tủ lạnh thường tạo ra tiếng ồn khi hoạt động và đó là âm thanh mà hầu hết mọi người thường nghe.
Vì vậy khi tủ lạnh bắt đầu tạo ra tiếng quá ồn hay những âm thanh không quen thuộc thì lúc đó bạn biết là tủ lạnh của bạn có gì đó trục trặc.
Trước khi mở cửa tủ và cố gắng xác định vị trí tiếng ồn, hãy lắc nhẹ tủ lạnh. Máy đặt không cân bằng sẽ gây ra tiếng ồn do đó, bạn cần phải điều chỉnh lại chân tủ. Tiếng ồn kêu lách cách hầu hết là do chảo đựng nước thải ở bên dưới tủ lạnh bị chệch, việc bạn cần làm là chỉ cần đưa chảo về đúng vị trí.
Nếu tiếng ồn vẫn tiếp tục lớn hơn, nguyên nhân có thể liên quan đến quạt dàn ngưng hoặc quạt bay hơi hư hại. Đây là lúc bạn cần gọi cho thợ sửa chữa đến nhà.
0243.722.72.50 | 0941 567 666